Chú Giải Tin Mừng Thứ Hai Tuần XV Mùa Thường Niên (Mt 10,34-11,1) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ HAI TUẦN XV MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Mt 10,34-11,1

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Xh 1,8-14.22

Hôm nay, chúng ta bắt đầu đọc sách Xuất Hành. Viêc ra khỏi Ai Cập và vào Đất Hứa, là một biến cố lịch sử cổ xưa cả mấy ngàn năm... dân Do Thái, một dân nhỏ bé đã sống Vào năm 750 trước Chúa Giêsu Kitô, con cái Giacob đến ngụ tại Ai Cập (đó là thời thịnh vượng của Ai Cập và các công nhân ngoại quốc đổ đến đó) vào năm 1720, quốc gia Ai Cập suy vi và các thủ lãnh ngoại quốc từ Á Châu đến nắm quyền (điều đó phù hợp với câu truyện Giuse). Nhưng vào năm 1550 vẽ ra một phản ứng quốc gia, một triều đại mới các pharaô nắm lại quyền hành: Giữa năm 1290 và 1234, đại đế Ramsê II xây các pháo đài ở biên giới. Người Do Thái được sử dụng như công nhân nô lệ. Cuộc xuất hành dưới sự dẫn dắt của Môsê, sẽ diễn ra vào những năm 1250 - 1225.

Hôm Nay, nếu đọc lại những đoạn văn cổ này, không phải để chúng ta làm việc về cổ sử, nhưng là để khám phá ra thói quen và hành động của Chúa: chúng ta tin rằng Thiên Chúa luôn có cùng những thái độ: Người là “Đấng cứu Chúa”, “Đấng giải phóng"... Thiên Chúa không ở trên mây, Người dấn thân vào lịch sử con người... Đức tin của chúng ta không phải là một chọn lựa để giải phóng và thăng tiến chính mình và anh em chúng ta. Thiên Chúa ở cùng chúng ta! Đúng vậy dù phải chấp nhận một số điều kiện nào đó.

Nhà vua mới lên ngôi cai trị nước Ai Cập, ông không biết Giuse.

Chắc chắn vậy rồi, vì chúng ta biết rằng Giuse đã sống cả bốn thế kỷ trước. Vua Ramsê II khinh thường những người Do Thái này. Ong chỉ thấy sức mạnh của những di dân này đang phát triển và trở thành một mối nguy.

Kìa, dân tộc con cái Israel nhiều và hùng mạnh hơn chúng ta. Nào, chúng ta hãy khôn khéo đàn áp chúng, kẻo chúng gia tăng lên nhiều.

Không gì nhân bản hơn lối phân tách hoàn cảnh này.

Tôi có thực sự xác tín rằng chính trong mức độ các thực tại đời sống cụ thể, nơi con người đau khổ và hy vọng Thiên Chúa can thiệp vào không?

Hôm Nay, trong cuộc sống của tôi, và trong cuộc sống của anh em tôi, tôi sẽ mở mắt nhìn đến những hoàn cảnh đau khổ.

Israel bị bắt làm nô dịch... các trưởng dịch cuộc sống khó chịu... làm việc cực nhọc. Lệnh giết mỗi con trai sinh ra trong gia đình Do Thái.

Oi cảnh tượng thật bi thảm. Với những chi tiết ít nhiều giống như thế. Hôm Nay, vẫn còn có những hoàn cảnh thuộc loại này: những công việc nặng nhọc bị áp đặt diệt chủng... luôn có những người “bị áp bức”, “bị khinh miệt ', “bị chèn ép”, những người mà cuộc sống “quá cay cực”, những lớp người không hề được lên tiếng. Tôi dám nhìn chung quanh và đặt những tên cụ thể, có thể cả những khuôn mặt vào "những lời chúc”, được kể vào đây.

Con cái Israel rên siết trong cảnh nô lệ. Họ kêu oán và tiếng họ kêu từ cảnh nô- lệ, đã lên thấu Thiên Chúa, và Thiên Chúa đã nghe tiếng họ rên van” (Xh 2,23)

Thiên Chúa ở đây tỏ mình là “Thiên Chúa của người nghèo. Thiên Chúa nghe tiếng những người nghèo kêu than. Người lắng nghe tiếng rên siết của những lời đau khổ.

Còn tôi?

Khám phá điều đó quả quyết rằng: "Thiên Chúa là Đấng cứu tinh”, mà không dấn thân phục vụ phần rỗi người nghèo, sẽ là một lời nói dối.

Chúa Giêsu, nhiều thế kỷ sau, sẽ nói với chúng ta rằng Thiên Chúa đứng về phía đó, phía những kẻ than van để cứu vớt họ: "Hãy đến với Ta hết thảy những ai khó nhọc gánh nặng" (Mt 11,28).

Bài đọc II: Is 1,11-17

Đức Giavê phán: “Ích gì cho Ta, vô số của lễ các ngươi? Ta đã chán ngấy các lễ thượng hiến của các ngươi... Huyết bò tơ làm Ta rùng mình... Những ngày Sóc, các ngày Hưu lễ các hội hè của các ngươi, Ta không còn chịu nổi các lễ bái các ngươi… Các ngày Sóc và các cuộc hành hương của các người, Ta hết sức ghét”.

Chính Thiên Chúa đã nói, nếu các việc đạo đức của ta mà không thật lòng thì nó không có chút giá trị nào trước mặt Người:

Các cử chỉ bên ngoài chỉ có giá trị khi chúng diễn tả được tâm tình thâm sâu của tâm hồn.

Tuy nhiên, các nghi lễ thượng hiến, hy sinh, các ngày Hưu lễ, các cuộc hành hương Chúa cũng đòi buộc làm (xem các chỉ dẫn tỉ mỉ trong sách Lê vi 1,1-17-23,1-8) với các lời chúc dữ đáng sợ, giống như thứ trọng tội, chớ những ai không tuân giữ (Lê vi 26,14).

Khi các ngươi đến "trước mặt Ta" ai đã mời các ngươi đạp cửa tiền đường của Ta? Hãy ngưng đem những của lễ vô ích đó.

Cũng như ngày nay người ta nói: "Thôi, đừng đi lễ nữa”. Nếu lời ấy làm ta khó chịu thì hãy nhắc lại lời Đức Giêsu y như vậy. Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người ấy đã rồi hãy lại dâng lễ của mình (Mt 5,24).

Và đây còn mạnh hơn nữa, khi Đức Giêsu trích lại nguyên văn lời của Isaia về vấn đề này: “Đồ giả hình, Isaia đã nói tiên tri đứng về các ngươi: dân này tôn kính Ta bằng môi, bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta. Chúng có thờ phượng Ta thì cũng vô ích (Is 29,13; Mt 15,8).

Khi các người gang tay, Ta quay mắt đi. Các ngươi có gia tăng lời cầu Ta cũng không nghe.

Có đúng như vậy không, lạy Chúa? Khi mà bao người Kitô hữu hợp nhau trong nhà thờ ngày Chúa Nhật, khi mà vị linh mục nhân danh cộng đồng, giang tay cầu khẩn Người phải chăng Người ngoảnh mặt đi? Tuy thế, lẽ nào Người lại lên án lời cầu nguyện của chúng con: chính Người đã dạy mà.

Không phải vị ngôn sứ, người đã thấy Thiên Chúa trong khung cảnh của một cuộc phụng vụ trọng thể (Is 6,18: bản văn đã được suy gẫm ngày thứ bảy vừa qua) lại có thể tiên thiên chống lại sự tôn thờ Danh Chúa Cao sáng: Thánh, Chí Thánh, ngàn trùng Chí Thánh, Chúa là Thiên Chúa. Trời đất đầy Vinh quang Chúa. Dùng các bản văn như thế để bào chữa cho việc chống đối tất cả sự tôn thờ, tất cả phụng vụ trọng thể, thì thật là khiếm nhã. Than ôi, thấy có những kẻ tốn rất nhiều tiền bạc để lo sắm cho chính mình đầy đủ tiện nghi, đủ vẻ mỹ thuật, thế mà khi lo sắm cho Nhà Chúa, cho các lễ nghi phụng vụ thêm phần long trọng thì họ lại lấy làm khó chịu. Cả Isaia, cả Đức Giêsu sẽ nói sao về hình thức giả hình mới mẻ này?

Các người hãy thanh tẩy mình đi, hãy cất khỏi đời sống Ta các hành động xấu xa của các ngươi. Hãy ngưng làm điều dữ, hãy học làm sự lành. Hãy tìm lại sự công chính hãy cứu giúp kẻ bị áp bức, hãy bênh quyền lợi kẻ mồ côi, hãy bênh đỡ người quả phụ.

Cô nhi quả phụ... tượng trưng cho các nền kinh tế yếu kém?

Sự tôn thờ Thiên Chúa đích thực mà Người muốn là: dùng đời sống thường ngày của mình để giúp đỡ kẻ khác, đặc biệt là những người yếu kém nhất.

Bài Tin Mừng: Mt 10,34-11,1

Anh em đừng tưởng Thầy đến đem bình an... Thầy đến để đem gươm giáo…

Thầy đến để gây chia rẽ giữa con trai với cha, giữa con gái với mẹ... ai yêu cha mẹ hơn Thầy thì không đáng làm môn đệ Thầy.

Dĩ nhiên, câu này không có nghĩa khiến ta coi thường việc yêu mến cha mẹ: vì nơi khác trong Tin Mừng, Đức Giêsu đã nhấn mạnh, tình yêu đó cần phải hiện thực và được biểu lộ qua các hành động giúp đỡ và hiếu nghĩa cách cụ thể (Mc 7,11). Vậy, không nên dùng câu trên để biện minh cho tính cáu gắt và thô bạo của ta... hoặc vì ích kỷ mà viện dẫn đủ cớ cho rằng mình không thể thiết thân yêu thương những người gần cận, những kẻ ta tiếp gặp hằng ngày…

Nhưng câu trên cũng nói lên, trong cuộc sống, luôn có những quyết định thuận theo Thiên Chúa, chọn Đức Giêsu: theo Đức Giêsu, là tín hữu, đôi khi có thể gửi lên thái độ chống đối nơi những người gần cận nhất của ta…Lúc đó, Đức Giêsu yêu cầu ta coi trọng Người hơn!

Ai yêu cha mẹ hơn Thầy.

Thực ra một vấn đề tuyển chọn yêu thương: trường hợp khiến ta phải quyết định theo hay bỏ Thiên Chúa.

Đối với Đức Giêsu, trong những trường hợp như thế, không thể giữ thái độ chần chừ. Mọi mối dây liên hệ trần thế ngay cả những tương quan thiêng thánh nhất như gia đình huyết tộc, môi trường... Lúc đó cần phải xuống hàng tùy phụ.

Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất, còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ giữ lấy được.

Không gì quý hơn tính mạng.

Ở đây Đức Giêsu quả quyết một trong những luật cơ bản của cuộc sống: Cần phải liều mạng, thí mạng, không được tham lam ích kỷ bo bo giữ nó.. Phải thoát ra khỏi mình, đi xa hơn, Vươn lên mãi.

Bởi vì, chính lúc quên mình, ta sẽ gặp được “sự sống, hạnh phúc, niềm tươi vui đích thực".

Lời của Đức Kitô không mang nét gì là tiêu cực, buồn chán, nặng nề đó là một lời nói ngời sáng và tươi vui. Khi liều mạng sống mình như Đức Giêsu, ta sẽ gặp được sự sống Và sự sống gặp lại được, sẽ cao quý hơn sự sống trần gian nhiều: "Tôi đến cho người ta được sống, và sống dồi dào" (Ga 10,10).

Mỗi Thánh lễ là việc gợi lại và tái diễn công cuộc hiến tế mình. là Đức Giêsu đã thể hiện, trước khi Người yêu cầu ta đến lượt mình cũng thi hành như thế: Đây là mạng sống Thầy sẽ bị nộp vì các con... Đây là Mình và Máu Thầy sẽ bị nộp vì các con.

Ngay từ Hôm Nay, tôi sẽ hiến nộp mạng sống mình thế nào?

Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy... Và ai đón tiếp Thầy, là đón tiếp Đấng đã sai Thầy...

Và ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống dù chỉ là một chén nước lã mà thôi...người đó sẽ không mất phần thưởng đâu.

Niềm nở đón tiếp? Đó là hình thức thể hiện yêu thương cách tươi vui. Đó là quà tặng, đơn sơ vô thông thường nhất ta có thể trao ban, dù ta có quá nghèo đến nỗi không có gì khác để cho đi ít ra, ta có thể luôn thực thi điều này: chú ý giữ thái độ niềm nở, tế nhị trong cung cách giao tiếp và tương quan nhân loại.

Đức Giêsu nêu lên ba loại phần tử trong cộng đoàn: Ngôn sứ (là người giữ trách nhiệm hướng dẫn cộng đoàn). Người công chính (là loại người dùng đời sống lương thiện làm gương mẫu cho kẻ khác). Và những kẻ bé nhỏ (những kẻ không giữ phận vụ nào trong cộng đoàn).

Đậy là đỉnh cao và kết điểm toàn diễn từ về đời sống tông đồ của Đức Giêsu.

 

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Theo Chúa thì phải dứt khoát.

HOÀN CẢNH:

Đức Giê Su kết thúc bài giảng về sứ vụ truyền giáo cho các Tông Đồ bằng cách kêu gọi các Tông Đồ theo Chúa thì phải có thái độ dứt khoát.

Ý CHÍNH:

Bài Tin-Mừng hôm nay là phần kết thúc bài giảng về sứ vụ truyền giáo, kêu gọi các Tông Đồ: phải dứt khoát lựa chọn, phải biết từ bỏ chính mình để theo Chúa, và các Tông Đồ được thông công quyền hành và thanh thế của Đức Giê Su, Đấng sai phái các Tông Đồ.

TÌM HIỂU:

34-36“Anh em đừng tưởng thầy đến đem bình an cho trái đất….”:

Tin-Mừng của Chúa đem đến, không chỉ gây chống đối từ phía kẻ thù mà còn là cơ hội cho người tin theo bị chống đối ngay từ phía người nhà mình. và Tin-Mừng đòi hỏi mỗi người phải đích thân chọn lựa: kẻ chọn, người từ chối chia rẽ nhau.

37-39“Ai yêu cha hay yêu mẹ hơn thầy…”:

phải từ bỏ mình để đi theo Đức Giê Su: ngay cả những liên hệ, những tình cảm thân thiết nhất cũng phải được xét lại; người Tông Đồ phải đặt tình yêu Chúa Kitô lên trên mọi tương quan gia đình và trên cả chính mạng sống mình nữa. Qua đòi hỏi quyết liệt này, chúng ta nhận ra Chúa Kitô chính là Thiên-Chúa, vì chỉ có Thiên-Chúa mới đòi hỏi được như vậy.

40-41 “Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy ….”:

Ở đây sự giống nhau giữa Thầy với trò đã đạt đến cao điểm: tiếp nhận người Tông Đồ do Chúa Giê-su sai đến, là tiếp nhận chính Chúa Giê-su, và qua đó tiếp nhận chính Thiên-Chúa (Lc 10,16; Ga 13,20).

42“Và ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống …”:

Đức Giê Su kết thúc bài giảng về sứ vụ truyền giáo bằng một lời hứa khác thường cho những người Tông Đồ, cũng như những kẽ tiếp đón Tông Đồ: tất cả đã vì Người mà chấp nhận những thập giá thì cũng được đồng hoá với Người trong ân thưởng.

11,1“Khi Đức Giê Su truyền dạy cho mười hai Tông Đồ xong…”:

 Đây được coi là một câu chuyển tiếp (chỉ thị cho hai Tông Đồ) sang thực hành (đi dạy dỗ và rao giảng trong các thành thị).

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Nhìn vào Chúa Giê-su:

a) Xem việc Chúa làm:

- Lời của Chúa được rao giảng, đòi hỏi người nghe phải đích thân chọn lựa: đón nhận hay từ chối. Chính sự lựa chọn này đã gây ra sự xáo trộn, bất an và chia rẽ những người đón nhận và người từ chối, giữa cuộc sống theo thế gian và cuộc sống theo Tin-Mừng.

- Chúa đòi hỏi người Tông Đồ phải từ bỏ mọi tương quan trong gia đình và cả mạng sống mình nữa. Bao lâu tôi chưa từ bỏ mọi vướng mắc, những cản trở thì bấy lâu tôi chưa thực sự theo Chúa.

- Chúa tự đồng hóa mình với người Tông Đồ và với người được Tông Đồ phục vụ. Điều này nói lên:

- Một đàng: sự diễm phúc của người Tông Đồ.

- Đàng khác: khích lệ người Tông Đồ trong công việc phục vụ tha nhân.

b) Nghe lời Chúa nói:

- “Anh em đừng tưởng Thầy sẽ đem bình an cho trái đất …”:

Lời Chúa, Tin-Mừng của Chúa được rao giảng, có sức sống biến đổi người nghe: vì thế khi nghe lời Chúa mà cuộc sống được biến đổi theo đòi hỏi của Tin-Mừng, thì phải đón nhận sự xáo trộn: xáo trộn giữa sự từ bỏ hay không từ bỏ, giữa người đón nhận với người từ chối …

Lời Chúa chất vấn tôi mỗi ngày, vì mỗi ngày, lời Chúa đòi hỏi tôi phải suy nghĩ, tìm hiểu, đặt vấn đề tôi chọn lựa sống theo Tin-Mừng, hay từ chối.

- “Ai yêu mến cha hay mẹ hơn Thầy … Ai không vác thập giá mình …”:

- Người Tông Đồ phải biết sẵn sàng và chấp nhận mọi thiệt thòi, mất mát và hy sinh bản thân mình vì sứ vụ, vì phần rỗi tha nhân và nhất là vì vinh danh Thiên-Chúa.

- Động lực thúc đẩy người Tông Đồ sẵn sàng hy sinh mọi sự là vì “sẽ tìm thấy được” nghĩa là được ân thưởng trong vinh quang đời đời.

- “Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy”:

- Tin tưởng vào lời Chúa đây, chúng ta mới dễ dàng sống với những người mà mình không ưa, không thích và không hợp với mình.

- Tin tưởng vào lời Chúa nói đây, chúng ta mới can đảm thấy được diễm phúc và được khích lệ phục vụ Chúa qua tha nhân nhất là những người bé mọn trong xã hội.

- “Ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống dù chỉ là một phần chén nước lã …”:

Phục vụ những người Tông Đồ dù chỉ những việc nhỏ hay vật nhỏ mọn, vì tin tưởng họ là môn đệ của Chúa, thì hy vọng được phần thưởng trong Nước-Trời. Những công đức, giúp đỡ Hội Thánh và những người thuộc về Hội Thánh với ý hướng ngay lành, với tinh thần siêu nhiên, thì đó là một việc công phúc và có giá trị cho sự sống đời đời.

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.